Hotline hỗ trợ

0942.993.886

Vinhomes The Empire Văn Giang Hưng Yên

Vinhomes The Empire Văn Giang Hưng Yên

Tinh hoa đô thị biển, đẳng cấp sống tiên phong.

Hinode Royal Park Kim Chung Di Trạch

Hinode Royal Park Kim Chung Di Trạch

Khởi sinh Thịnh vượng- Điểm đến Phồn vinh

Phiên 2 Xu thế dòng tiền vào bất động sản 2020

Ngày đăng: 17/01/2020

 Diễn giả:

- Ông Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng Ngân hàng  BIDV, chuyên gia kinh tế điều hành phiên thảo luận. 
 
- Ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội
 
- Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Landora Group
 
- Ông Nguyễn Quốc Huy, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Hải Phát Land
 
- Bà Nguyễn Hồng Vân, Giám đốc thị trường Hà Nội - JLL Việt Nam
 
MC Hữu Bằng điều hành phiên thảo luận. 
 

Dòng vốn vào bất động sản đang rất tích cực

 
MC Hữu Bằng: Câu hỏi đầu tiên tôi dành cho ông Cấn Văn Lực đó là dòng tiền chủ yếu vào bất động sản như kết quả bầu chọn, vậy ông bình luận như thế nào về con số này, trước hết là dòng tiền vào bất động sản có thuận lợi hay thách thức? 
 
Ông Cấn Văn Lực: Nhiều anh chị băn khoăn vốn vào bất động sản thời gian qua, ta đang nhìn nhận hơi thận trọng, Tôi nhìn nhận dòng vốn này rất tích cực. Có 5 dòng vốn trong năm 2019 và năm 2020. 
 
Về tín dụng, không phải tín dụng ngân hàng giảm đối với bất động sản mà thực tế mà theo số liệu 10 tháng 2019 cho vay xây lắp tổng dư nợ 800.000 tỷ đồng, tăng 8,5%; cho vay kinh doanh bất động sản vẫn tăng 5,5%, cho vay mua nhà, sửa nhà tăng 19,6%. 
 
Năm nay, Chính phủ chỉ đạo gộp cho vay bất động sản và vay mua nhà, sửa nhà vào thành cho vay bất động sản như vậy thực tế là tăng 14,5%, cao hơn bình quân cho vay của hệ thống ngân hàng hết 10 tháng 2019 là khoảng 10%. 
 
So sánh với khu vực, đây là tỷ lệ chấp nhận được. 
Ông Cấn Văn Lực đánh giá dòng vốn vào bất động sản vẫn tích cực. Ảnh: Quang Phúc
 
Về vốn từ tư nhân, 11 tháng đầu năm có 16 nghìn doanh nghiệp xây lắp thành lập mới, tăng 2%; 7,3 nghìn doanh nghiệp bất động sản thành lập mới, vốn tăng 27,5%. 
 
Về vốn FDI, tổng cả hai dòng vốn đăng ký mới và góp vốn 4,8 tỷ USD (chiếm 15% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam).
 
Về trái phiếu doanh nghiệp, tổng trái phiếu doanh nghiệp phát hành 11 tháng 237.000 tỷ đồng, tăng 6% cùng kỳ 2018; trong đó doanh nghiệp bất động sản là 71.000 tỷ đồng. Đây là mức ấn tượng trong năm qua và là một dòng vốn quan trọng. Các quỹ trong tương lai sẽ phát triển rất tốt. Ta đã được phép thành lập quỹ tín thác đầu tư bất động sản, đây là một kênh tiềm năng trong tương lai. 
 
Về Fintech, đây cũng có thể là một kênh thu hút vốn cho bất động sản vì fintech hiện chủ yếu là thanh toán, nhưng trong tương lai, sẽ có những fintech huy động vốn cộng đồng để đầu tư vào bất động sản hoặc góp phần tạo hệ sinh thái bất động sản.
 
MC Hữu Bằng: Về nguồn vốn đầu tư vào bất động sản, theo ông Nguyễn Mạnh Hà, phân khúc nào sẽ thu hút dòng tiền lớn nhất năm 2020?
 
Ông Nguyễn Mạnh Hà: Theo tôi về tâm lý chung của thị trường thì các nhà đầu tư luôn muốn đầu tư nhiều nhất vào các kênh shop house đã được cấp phép.
Ông Nguyễn Mạnh Hà. Ảnh: Quang Phúc
 
Ông Nguyễn Hữu Cường: Theo tôi chúng ta đã chứng kiến sự nghịch lý, đảo chiều bất động sản. Trong đó, quỹ đất khan hiếm, sản phẩm không có, người mua tiềm năng nhiều, không có nhiều lựa chọn. Xu hướng dịch chuyển từ đô thị lỏi đến các tỉnh thành có chỉ số năng lực canh tranh tốt. Ở các địa phương như Bình Thuận, Cần Thơ, Hội An, Quảng Nam – Đà Nẵng… giá ở vùng ven đã tăng hơn gấp đôi.
 
Về nguyên tắc, bất động sản những khu vực nào có người đến đông thì bất động sản khu vực đó tăng cao. Dự báo lượng người về sinh sống, làm ăn, giao lưu kết nối sai đồng nghĩa việc đầu tư bất động sản ở khu vực đó sẽ thất bại ở cả nhà đầu tư lẫn người mua ở. 
Ông Nguyễn Hữu Cường. Ảnh: Quang Phúc
 
Về bất động sản khu công nghiệp, khi chúng ta hội nhập sâu rộng hơn và chiến tranh thương mại leo thang, bất động sản khu công nghiệp sẽ tăng. 
 
Nghịch lý trên thị trường bất động sản nhà ở xã hội là việc mở bán đến 15 lần mà vẫn không bán hết, nhưng nhu cầu mua thì rất cao; bất động sản du lịch – các chính sách. Chúng ta cần phân bổ nguồn lực ưu tiên vào cơ sở kết nối, nguồn mưu sinh…
 
MC Hữu Bằng: Ông Cường nói về việc bất động sản lên ngôi tại ven đô, bà Nguyễn Hồng Vân, theo chị xu hướng này có tiếp tục trong 2020 hay không? 
 
Bà Nguyễn Hồng Vân: Sự phát triển vùng ven là sự phát triển tự nhiên, khi nội đô đã quá chật chột, quỹ đất hạn chế, giá cao, các nhà đầu tư muốn tìm các giải pháp với giá cả hợp lý hơn. 
 
Bên cạnh đó, dân số Việt Nam là dân số trẻ, gặp khó khăn nhất định trong việc mua một căn nhà trong nội độ. Do đó phát triển ra ven đô là tự nhiên. Đây là diễn biến tất yếu của thị trường, chỉ là đến nhanh hay chậm.
 
Tuy nhiên, phát triển ra vùng ven vẫn gặp hạn chế nhất định, cơ sở hạ tầng còn hạn chế. Vùng ven có tiềm năng, xu hướng tất yếu nhưng chưa thực sự bùng nổ vì cần phải giải quyết bài toán về cơ sở hạ tầng và giao thông.
 
Tiền vẫn sẽ đổ vào condotel
 
MC Hữu Bằng: Theo ông Lê Xuân Nghĩa, với thực trạng bất động sản vùng ven phát triển mạnh nhưng cũng có những thách thức nhất định. Ông có lưu ý gì cho các nhà đầu tư vào phân khúc này?
 
Ông Lê Xuân Nghĩa: Tôi cho rằng phân bố dân cư và đô thị ở Việt Nam ngược với thế giới. Ở các nước khác thì người nghèo họ ở khu đô thị vì họ không có phương tiện đi lại, chủ yếu di chuyển bằng phương tiện công cộng, còn người giàu thì họ ở khu vùng ven, do họ có phương tiện đi lại.
 
Nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, người nghèo thì chạy thật xa, còn người giàu thì ở trung tâm, trong khi đó, những người giàu mới là người có phương tiện đi lại. Nên 10 năm tới kẹt xe ở Hà Nội, Tp.HCM quá khủng khiếp, vô phương cứu chữa, ngược hẳn với xu hướng đô thị hoá. Đây cũng là ý kiến của một nhà kiến trúc sư người Úc đã từng nói với tôi.
 
Còn về bất động sản, tôi cho rằng, tốc độ tăng giá vùng ven đô sẽ thấp hơn ở nội đô, nên chúng ta thấy ở các đô thị lớn như Tp.HCM thì tốc độ phát triển ven đô mạnh do dòng người nhập cư. Còn ở các tỉnh lẻ thì cẩn thận vì chưa chắc theo xu hướng này.
 
Còn Condotel theo tôi là thế mạnh của Việt Nam, về kinh tế nói chung chứ không riêng gì bất động sản. Đây là nơi chi phí đầu tư thấp hơn khu đô thị nhưng tốc độ tăng giá sẽ nhanh hơn. Tôi cũng đồng ý với anh Đức là về lâu dài thì condotel là tiềm năng cuối cùng của bất động sản Việt Nam cho nên dù hiện tại có những trục trặc về pháp lý nhưng các nhà đầu tư lớn thì cần phải chọn kênh này để đầu tư.
 
Kinh nghiệm nghiên cứu từ thế giới thì condotel là khu trải nghiệm, lôi kéo khách đến trải nghiệm, nên phải lôi kéo được khách đến trải nghiệm, để tham gia, quản lý thuận lợi, công ty lữ hành phải kéo được khách.. nếu liên kết được rất nhiều đối tượng đến trải nghiệm thì sẽ thành công.
 
TS. Lê Xuân Nghĩa: "Condotel theo tôi là thế mạnh của Việt Nam". Ảnh: Quang Phúc
 
MC Hữu Bằng: Nói như tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, tiền vẫn sẽ đổ vào Condotel. Tôi muốn tiến sĩ phân tích thêm, dòng tiền không đầu tư vào đó nữa theo ông sẽ chuyển sang phân khúc nào?
 
Người Việt Nam thuộc nhóm "máu" đầu tư, thích mạo hiểm. Các sòng bạc trên thế giới phần lớn là người Trung Quốc và Việt Nam tham gia. Đó là tư duy phổ cập của người nghèo, nhưng người giàu thì không như vậy. Người giàu sẽ mua sẽ nhà ở đảm bảo tương lai con cái. Vì vậy, nhà ở chung cư là một lựa chọn được giới trẻ ưa chuộng, tạo ra gia đình ấm cúng, quản lý gia đình. 
 
Đầu cơ sẽ xu hướng vào đất nền. Nhưng xu hướng chủ đạo nhất chính là nhà ở chung cư. Đầu tư dài hạn nhất là Condotel. Nhà đầu tư nhỏ chớ dại nhảy vào Condotel…
 
Cần phải coi trọng dòng vốn ngân hàng vào bất động sản
 
MC Hữu Bằng: Chúng tôi có 1 câu hỏi khảo sát. Theo ông bà, những năm tới, dòng tiền vào bất động sẽ đến từ những nguồn nào là chủ yếu?
 
Phương án A: Vẫn chủ yếu là ngân hàng.
 
Phương án B: Chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp.
 
Phương án C: Dòng vốn ngoại.
 
Phương án D: Chuyển từ các kênh đầu tư khác sang bất động sản.
 
Kết quả lần lượt của các phương án 56,6%; 5,7%; 18,9%; 18,9%.
 
Tiến sĩ Cấn Văn Lực, anh có thể phân tích, liệu chúng ta có quá kỳ vọng vào Ngân hàng?
 
Ông Cấn Văn Lực: Kết quả này này rất khớp với tính toán của tôi. Dòng vốn vào bất động sản trong 2019 vừa qua từ tín dụng bổ sung thêm cho bất động sản dự tính tăng thêm khoảng 300 nghìn tỷ.
 
Trong khi, đó 4 dòng vốn còn lại gồm tư nhân, FDI, trái phiếu doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu tương đương 240.000 tỷ. 60% vốn sẽ tiếp tục đến từ ngân hàng, 40% đến từ các dòng vốn khác. Xu thế này sẽ vẫn tiếp tục. 
 
Chúng ta băn khoăn về Thông tư 22 vừa qua của Ngân hàng Nhà nước. Chính tôi là người đề xuất phải có một thông tư như thế này. Thứ nhất, để định hướng tín dụng vào những chỗ bất động sản gắn với thực tiễn, bớt đầu cơ. 
 
Thứ hai, theo đó giúp thị trường lành mạnh về lâu dài, vì thông tư này sẽ cực kỳ khuyến khích cho vay xay nhà, mua nhà, chữa nhà vì vì sắp tới cho vay phân khúc này thì trọng số rủi ro là 50%, bằng một nửa so với cho vay thương mại thông thường – phân khúc này chiếm tới 67% tổng lượng vốn đổ vào bất động sản. Hoàn toàn phù hợp với quy luật 80/20,
 
Chúng tôi đề nghị chia bất động sản thành 4 phân khúc như thông lệ quốc tế, nhưng chưa thể làm được.
 
Thông tư này sẽ định hướng tích hơn với dòng vốn và, thị trường.
 
Ông Lê Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ tỷ lệ này thì dòng vốn của ngân hàng hơi thấp. Tiền cho vay mua nhà khoảng 50 tỷ USD, còn nếu cộng các dòng vốn ngoại lai lại (như kiều hối, trái phiếu…) thì có khoảng 11 tỷ USD. Nếu so sánh với 50 tỷ từ ngân hàng thì đầu tư của ngân hàng vào bất động sản là hơi thấp. Chúng ta cần phải coi trọng dòng vốn ngân hàng vào bất động sản, vì đây là dòng vốn dài hạn, đảm bảo cho ngân hàng và bất động sản phát triển một cách vững chắc. 
 
Bên cạnh đó, nhiều nhà quản trị ngân hàng lừng danh nói với tôi rằng, nếu không cho vay bất động sản thì cho vay gì? Vì các thị trường khác quá rủi ro, chỉ có bất động sản, hàng không và viễn thông là ổn định, rủi ro khá thấp, nên ngân hàng không cho 3 lĩnh vực này vay thì cho ai vay? 
 
Cuối cùng là tư duy tài sản. Một tỷ phú lừng danh nói rằng phải chuyển tất cả sang tư duy tài sản, mà bất động sản chính là tài sản vững chắc nhất.
 
Doanh nghiệp bất động sản mong chính sách dài hạn và ổn định
 
MC Hữu Bằng: Xin mời ông Nguyễn Mạnh Hà. Ở góc độ doanh nghiệp, theo anh, dòng vốn, chính sách về bất động sản sẽ có ảnh hưởng như thế nào tới doanh nghiệp trong năm 2020?
 
Ông Nguyễn Mạnh Hà: Chính sách vẫn có những hạn chế, hạn chế lớn nhất là sự điều tiết của Nhà nước, trong đó có tổng "room" cho bất động sản.
 
Trong năm 2020, theo Thông tư mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tôi cho tình hình với doanh nghiệp bất động sản sẽ vẫn ổn định. Nhưng vấn đề nằm ở các chính sách, thủ tục cấp phép. Cần phải làm sao để đơn giản nhất, đặc biệt là trong cách tính thuế và có cơ chế làm sao để doanh nghiệp làm việc với cơ quan chức năng được thuận lợi hơn. Đây là điều chúng tôi mong muốn nhất chứ không phải vấn đề vốn. 
 
Chúng tôi có nhiều phương pháp để huy động vốn. Chúng tôi biết cách làm sao để tự tồn tại được. Chúng tôi không phụ thuộc vào chính sách Nhà nước mà phải tự cứu mình. Chúng tôi mong muốn các chính sách dài hạn và ổn định.
 
MC Hữu Bằng: Bà Vân đánh giá thế nào về tác động của dòng vốn ngoại trong năm 2020?
 
Bà Nguyễn Hồng Vân: Tôi thấy dòng vốn ngoại đi vào thị trường thì sẽ có nhiều tác động tích cực cho thị trường chứ không phải là tiêu cực. Thời gian qua, chúng tôi đã làm việc với nhiều nhà đầu tư nước ngoài, họ muốn đầu tư hoặc mua, tìm kiếm đối tác Việt Nam để liên doanh liên kết. 
 
Đây là dòng tiền tiềm năng, họ đem theo kinh nghiệm, dòng vốn và các doanh nghiệp trong nước có thể tìm được các nhà đầu tư nước ngoài thì không chỉ có thêm tiền mà còn có thể tích luỹ thêm kinh nghiệm để phát triển dự án của mình lên một tầm cao hơn.
 
Các nhà đầu tư ngoại cũng không bị giới hạn tầm nhìn ở một lĩnh vực nào mà họ đầu tư vào nhiều lĩnh vực như nhà thương mại, chung cư… 
 
Hiện nay, vốn đầu tư của Nhật Bản, Hàn Quốc là những dòng vốn tốt. Còn Trung Quốc cũng đầu tư nhiều nhưng chủ yếu là khu công nghiệp, còn trung tâm thương mại, nhà phố thì nguồn vốn nhiều nhất là Hàn Quốc và Nhật Bản.
 
MC Hữu Bằng: Theo ông đây condotel có phải là một kênh đầu tư hấp dẫn không. Nhà đầu tư lưu ý gì?
 
Ông Nguyễn Hữu Cường: Khi thấy rủi ro trong condotel với pháp lý chưa rõ ràng thì dù có nguồn tiền hỗ trợ hay cam kết lợi nhuận thì nhà đầu tư sẽ vẫn thận trọng. Tôi xin lưu ý những người vay ngân hàng để đầu tư nên nghĩ đến dòng tiền dựa trên thu nhập của mình để quyết định tỷ suất vay đầu tư. Nếu không, nhà đầu tư sẽ rơi vào tình thế rất khó khăn.
 
Ông Cấn Văn Lực: Ý kiến liên quan tới việc giảm dần vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Quý vị nên yên tâm vấn đề này. Tỷ lệ này ở các ngân hàng hiện chỉ là 28%, nếu sắp tới áp 30% thì không có tác động gì nhiều.
 
Với ngân hàng, tôi đồng ý vẫn quan trọng với các thị trường bất động sản. Nhưng về lâu dài, ở các nước, vốn ngân hàng chỉ tập trung liên quan tới bất động sản nhà ở.
 
Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp bình quân 11 tháng qua là 10,5%/năm, đây là lãi suất tương đối cao so với cho vay trung hạn của ngân hàng. Tuy nhiên đây là điều bình thường, vì khi đầu tư vào bất động sản được xem là rủi ro hơn so với tín dụng ngân hàng.
 
Tôi đồng ý với anh Nghĩa rằng nếu ta có thể giảm chi phí giao dịch của toàn bộ nền kinh tế thì ta có thể giảm được nhiều lãi suất.
 
Thời gian gần đây, có nhiều ý kiến phản đối trái phiếu doanh nghiệp, kể cả trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, chúng tôi không đồng tình. Ta cần phải phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bớt đi vốn trung hạn phụ thuộc nhiều vào ngân hàng.
 
Nhưng thị trường trái phiếu doanh nghiệp cần phải khai minh bạch hơn, để nhà đầu tư  lượng đc rủi ro; phải có đầu mối về cơ quan quản lý phát hành; lãi suất nếu có những phá rào thì phải có động thái tuýt còi để lành mạnh hoá thị trường.
 
Bất động sản có nhiều cơ hội tiếp cận dòng vốn khác
 
MC Hữu Bằng: Ông bà có lo ngại về việc ngân hàng siết tín dụng đối với bất động sản sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản của thị trường cũng như khiến cho người mua nhà sẽ khó tiếp cận tín dụng vay mua nhà? 
 
Phương án A: Có 
 
Phương án B: Không ảnh hưởng
 
Phương án C: Ảnh hưởng nhưng ít vì đa số mua nhà bằng tiền nhàn rỗi. 
 
Kết quả lần lượt của các phương án là 60,3%; 13,8%; 25,9%. 
 
MC Hữu Bằng: Theo ông Hà, lượng tiền trong dân có nhiều không? Nếu phải thuyết phục họ đổ tiền vào bất động sản thì ông sẽ nói gì? 
 
Ông Nguyễn Mạnh Hà: Tiền trong dân rất nhiều, thực sự rất nhiều, về tiền mặt, vàng và kiều hối hơn 16 tỷ USD. Nếu đổ tất cả sang bất động sản thì giá bất động sản sẽ tăng rất lớn. Hiện dòng vốn bất động sản đang tắc nghẽn vì pháp lý. Bất động sản là niềm tin, nếu tạo được uy tín, niềm tin của khách hàng thì sẽ nhận được sự đầu tư của họ. 
 
Còn với người dân, bất động sản là tài sản lớn nên người dân nên tìm hiểu kỹ về các dòng bất động sản và nên nhờ đến các chuyên gia bất động sản để được tư vấn về mặt pháp lý, bởi bất động sản là mặt hàng nhạy cảm.
 
Ông Lê Xuân Nghĩa: Anh Hà nói rất hay là nếu không vướng mắc thủ tục hành chính thì vốn sẽ tốt hơn, lãi suất tốt hơn. Nên vướng mắc lớn nhất vẫn là thủ tục hành chính. Hiện nay, thủ tục cho 1 dự án là 7 năm, nếu nhân với tỷ suất 5% 1 năm thì bị hao mòn rất nhiều về vốn.
 
Tôi nghĩ rằng vốn rất quan trọng, nhưng nhiệm vụ quan trọng nhất là làm thế nào để đồng vốn có hiệu quả, người tiêu dùng có thể mua nhà với giá hợp lý với đồng lương của họ.
 
Ông Cấn Văn Lực tổng kết: Chúng ta đã có một phiên tuyệt với gút lại 4 ý. 
 
Thứ nhất, dòng tiền luôn thông minh, biết chạy chỗ nào chúng ta không cần khuyên nhà đầu tư nên làm gì. 
 
Thứ hai, có rất nhiều dòng vốn khác nhau không chỉ riêng vốn ngân hàng dù vốn ngân hàng là chủ đạo, chúng ta có nhiều cơ hội tiếp cận dòng vốn khác. 
 
Thứ ba, nên có chuyên gia tài chính làm việc trong doanh nghiệp mình, như Cocobay nếu có chuyên gia tài chính họ đã đàm phán tốt hơn với khách hàng. 
 
Thứ tư, nắn dòng vốn vào bất động sản. Chỉ nên dành ra 20 -25% thu nhập của mình để đầu tư vào lĩnh vực bất động sản để tránh những rủi ro.
 
Bà Nguyễn Ngọc Diệp - Phó tổng biên tập Thời báo kinh tế Việt Nam tặng hoa các diễn giả tham dự phiên thảo luận 2. Ảnh: Việt Tuấn
 
Diễn đàn Bất động sản Việt Nam là sự kiện thường niên của Thời báo Kinh tế Việt Nam, hội tụ sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, giới chuyên gia kinh tế - tài chính – bất động sản và cộng đồng doanh nghiệp ngành bất động sản trên toàn quốc.
 
Kết hợp với chuyên đề thông tin về bất động sản trên các ấn phẩm báo chí của Thời báo Kinh tế Việt Nam, Diễn đàn tổng hợp có hệ thống các thông tin có liên quan, tập trung bàn thảo các vấn đề có tính thời sự, thực tiễn, cốt lõi và chuyên sâu về hoạt động của thị trường bất động sản Việt Nam, mang lại giá trị thông tin có ý nghĩa thiết thực tới các nhà phát triển và đầu tư bất động sản.
 

Xem nội dung:  TOÀN CẢNH DÒNG TIỀN BẤT ĐỘNG SẢN 2020

Chi tiết nội dung:  PHIÊN 1: NHỮNG TÍN HIỆU LẠC QUAN CỦA THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN 2020

Cho tiết nội dung:  PHIÊN 2: XU THẾ DÒNG TIỀN BẤT ĐỘNG SẢN 2020

 

Dự án - Lọc danh sách
Tìm kiếm

DỰ ÁN MỚI

Khu Chức năng Đô thị Tây Mỗ

Khu Chức năng Đô thị Tây Mỗ là khu đô thị nổi bật nằm ngay trên đường Hữu Hưng (Là một phần…

Vinhomes Smart City

Vinhomes Smart City-Bán&Cho Thuê [Bảng giá Shop, Shophouse &căn hộ cập nhật Tháng 10/2021] cơ hội đầu…

Hinode Royal Park Kim Chung Di Trạch

Hinode Royal Park Kim Chung Di Trạch mở bán quỹ căn ngoại giao, giá tốt. Tự chọn lô,đường to, thanh…

Vinhomes Cổ Loa Đông Anh

Vinhomes Cổ Loa Đông Anh thông tin mới nhất liên tục cập nhật trong 24h mỗi ngày: Bản đồ quy hoạch…

Vinhomes Wonder Park Đan Phượng

Vinhomes Wonder Park Đan Phượng thông tin mới nhất 2022 liên tục cập nhật trong 24h mỗi ngày: Bản đồ…

Vinhomes Ocean Park 2 The Empire Hưng Yên

Vinhomes Ocean Park 2 The Empire Hưng Yên thông tin chi tiết, chuẩn xác và mới nhất: Bản đồ quy hoạch…

BÀI VIÊT MỚI

VEF dự chi gần 7.000 tỷ đồng làm khu đô thị tại huyện Đông Anh - Hà Nội

ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 của Công ty Cổ phần Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam (UPCoM: VEF) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 và kế hoạch phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tăng vốn điều lệ.

25-10-2023

Vì sao nên đầu tư Shophouse TMDV Vinhomes Smart City

Shophouse Vinhomes Smart City có thể mang lại một số lợi ích cho nhà đầu tư và vì sao nên đầu tư VInhomes Smart City. Dưới đây là một số lợi ích tiềm năng khi đầu tư vào Shophouse tại dự án này:

03-10-2023

Nhật Bản quản lý vận hành khu đô thị Hinode Royal Park và Hinode City

Khu đô thị Hinode Royal Park (KĐT Kim Chung – Di Trạch) đã diễn ra một sự kiện vô cùng quan trọng và ý nghĩa đối với cư dân vào ngày 28/09/2023 vừa qua. Khẳng định chắc nịch về một khu đô thị kiểu mẫu, xứng tầm quốc tế bởi lễ ký kết giữa Tổng Công ty CP Thương mại Xây dựng với đối tác Nhật Bản.

02-10-2023

Dự án Khu đô thị Nam An Khánh nay đã khác xưa

Dự án Khu đô thị Nam An Khánh cái tên đình đám khuấy động một thời biết bao đại gia Hà Thành mong chờ, giống như chiếc bánh ngọt lớn mà nhà đầu cơ bất động sản nào cũng muốn có phần.

24-07-2023

Hé lộ thân thế doanh nghiệp đổ vốn vào khu đô thị Nam An Khánh bỏ hoang

Số tiền góp vốn phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Sudico, thực hiện kinh doanh tại dự án Khu đô thị Nam An Khánh và không giới hạn các mục đích khác tùy theo nhu cầu vốn của Sudico.

24-07-2023

Công bố quy hoạch trụ sở bộ ngành, cơ quan trung ương

Bộ Xây dựng công bố đồ án quy hoạch trụ sở bộ ngành, các cơ quan trung ương tại khu Tây Hồ Tây và Mễ Trì với tổng diện tích đất 90 ha, sáng 20/7.

24-07-2023

TRANG THÔNG TIN BIỆT THỰ LIỀN KỀ 

Hotline: 0942.993.886

Email: quanlyduanmienbac@gmail.com

Địa chỉ :  Phòng Kinh doanh& Quản lý sản phẩm 

KĐT GreenBay Mễ Trì- P.Mễ Trì- Q.Nam Từ Liêm- Hà Nội.
------------------------------------------------------------------------------

Tags: Vinhomes Green Bay|Vinhomes Smart City| Vinhomes Green Villas|Vinhomes Đan Phượng|Vinhomes Wonder Park| Vinhomes Dream City|Vinhomes Cổ Loa Đông Anh| Vinhomes Mễ Trì 2| Khu  chức năng đô thị nam Đại lộ Thăng Long

Bản quyền 2017 thuộc về bietthulienke.info

Thiết kế bởi BDS.NET.VN

0942.993.886